†™¯¤ Ñhø× ¶«µ 2 tay 2 súng
Tổng số bài gửi : 68 Registration date : 09/08/2008
| Tiêu đề: Lụy buồn… dấu tích giang hồ Thu Aug 14, 2008 8:15 am | |
| Thời còn “gọi gió hô mưa” trong thế giới đao búa, hầu như tay giang hồ nào cũng muốn "đóng dấu" lên thân thể mình những hình xăm bắt mắt. Với họ, những hình xăm ấy là "chứng chỉ" thể hiện vai vế, đẳng cấp của mình trong thế giới mà kẻ mạnh làm vua, kẻ thua làm... lính. Thế nhưng, khi tất cả những bồng bột, xốc nổi của thời anh chị qua đi, về với xã hội, những hình xăm ấy chẳng khác nào dấu ấn của quỷ dữ, nhiều khi đẩy họ lún sâu vào thế giới tội tình...
Bài 1: Dòng máu đại bàng
Đặng Anh Tuấn có khuôn mặt lì lợm đặc trưng của một "tay anh chị" có "số má" trên "chiếu giang hồ". Mắt trắng, môi thâm và cái nhìn thì sắc lạnh, hoang dại. Tuấn khiến những người đối diện phải dè chừng.
Kỹ nghệ đánh bóng
Tuấn sinh năm 1973, ở phường Trần Nguyên Hãn (Bắc Giang). Là con út nên Tuấn được cưng chiều. Thế nên hư, thế nên bất trị. Theo "vết xe đổ" của mấy tay anh chị đã từng một thời đình đám ở thị xã miền núi ấy, Tuấn nhanh chóng "cập bến"… nhà tù. Năm 1995, với tội trộm cắp tài sản XHCN, Tuấn bị án 18 tháng tù giam. Trại Kế (Bắc Giang), nơi Tuấn thụ án khi ấy là một điểm nóng của vấn nạn "đại bàng", cá lớn nuốt cá bé.
Ngoài đời, giao du nhiều nên Tuấn đã may mắn khi gặp lại rất nhiều "chiến hữu" cùng hội cùng thuyền thuở trước đang thụ án ở đây. Vậy là "băng đảng thị xã" được "thành lập" và lấn át các phạm nhân khác. Tuấn bảo, ở trại, bởi rảnh rỗi nên người ta thường nghĩ ra rất nhiều trò để… hành nhau. Kẻ mạnh đè ép kẻ yếu. Ai chống đối, không phục thì sẽ bị "xử lý" tới nơi tới chốn, bao giờ hết ý định kháng cự mới thôi. Thời ấy, các trò thanh toán, "lấy số" trong trại cũng vô cùng man rợ.
Đang ngủ, kẻ chống đối có thể bị "bề trên" cho người đến xin tí tiết một cách nhẹ nhàng bằng "con dao nhọn" được thiết kế từ chiếc bàn chải đánh răng, hay chiếc đũa vót nhọn. Và, để cuộc thanh toán ấy không lấy đi sinh mạng của đối phương, "con dao" được cuốn chặt vải xung quanh, chỉ chừa mũi nhọn chừng vài phân. Bởi thế, dù có xuống tay mạnh đến cỡ nào, "mũi dao" cũng chỉ có thể làm chấn thương phần mềm của đối thủ. Cứ vài lần cho đàn em đánh lén như vậy thì kẻ cứng đầu mấy cũng phải bó tay, một lòng quy phục. Tuấn kể, thuở ấy, dù "dòng máu đại bàng" luôn hừng hực trong người nhưng để "thị uy", "dằn mặt" đám đàn em, hay những kẻ ti toe chân ướt chân ráo bước vào chốn tù đày, nên cũng như những đại ca trong trại khác, Tuấn xăm rất nhiều những hình gớm ghiếc lên cơ thể mình. Tuấn bảo, ở trại giam, làm gì cũng có "luật". Xăm mình cũng vậy, cũng có những "quy tắc" riêng. Tất nhiên, "quy tắc" ấy là do những người "cầm trịch" trong buồng giam đặt ra.
Bởi thế, khi đó, ở chốn chân lý luôn thuộc về kẻ mạnh ấy, không phải bất cứ tù nhân nào cũng được quyền tô vẽ lên cơ thể mình những hình xăm theo ý muốn. Thường thì "những kẻ bề tôi" không được phép xăm mình, thế nhưng, nhiều trường hợp, kẻ không được phép ấy lại bắt buộc phải xăm, để thể hiện rõ "đẳng cấp tôi tớ" của mình. Đó là những hình chẳng lấy gì làm đẹp đẽ. Hình chó, hình lợn, hình kẻ hành khất gầy đói trơ xương…
Và, nhìn vào những hình xăm ấy, chẳng cần giới thiệu, mọi người sẽ biết ngay kẻ đang ba hoa, khoác lác trước mặt mình đang phải khoác lên người "kiếp sống tiện dân", "thân lừa ưa nặng". Những kẻ bề trên thì hoàn toàn trái ngược. Họ có thể xăm đủ loại hình thù mình thích. Và, như một quy ước định sẵn, đó là những hình thể hiện quyền uy, sang trọng.
Hình đầu tiên Tuấn chọn là đôi rồng dữ dằn đang giơ nanh vống vuốt ào từ hai vai xuống ngực. Đôi rồng ấy, Tuấn kể, Tuấn đã phải nằm cho đám đàn em “thi công” hơn cả tháng trời mới hoàn tất. Quy trình để hoàn thành một hình xăm cũng khá phức tạp. Đầu tiên, "hoạ sĩ", kẻ có hoa tay trong trại vẽ phác thảo hình xăm trên giấy hay bất cứ chất liệu gì có thể. Nếu hình đó được "duyệt" thì "hoạ sĩ" vẽ lại hình đó lên người.
Xăm xong đôi rồng, ngay bên sườn phải, Tuấn xăm hình thiếu nữ có ánh mắt vời vợi buồn. Tuấn bảo, hình xăm ấy, chính là chân dung vợ Tuấn, cô gái xinh đẹp mà Tuấn cưới khi chưa đi tù. Dưới bức chân dung, Tuấn ghi dòng chữ thướt tha "Mỹ Hạnh nhớ", ghi dấu những thời khắc thao thiết nhớ vợ trong chốn lao tù.
Đây là một trong những tay xã hội đen có hình xăm đẹp nhất trại. Gần như chỗ nào xăm được là hắn xăm và tính cho đến thời điểm chụp chỉ còn vài chỗ trên cơ thể của hắn là còn trống.
Tiếp xúc với nhà báo, hắn tâm sự. Toàn bộ các hình xăm trên cơ thể hắn được thực hiện trong 3 tháng. Phải nói là rất đau đớn nhưng lại đầy khoái cảm.
Để những hình xăm được đẹp, hắn kiên trì tập thể hình. Mỗi ngày hắn bỏ ra 6 tiếng chỉ để tập bởi những hình xăm chỉ đẹp trên cơ bắp thực sự. Điều đáng tiếc nhất của hắn là chiều cao. Hắn ước hắn cao 1m7 nhưng thực tế hắn chỉ cáo 1m65. Điều đó làm hắn thiếu đi một chút hùng dũng.
Những hình xăm đối với dân giang hồ nhiều lúc mang cả tính chất vai vế. Những kẻ thực sự muốn thể hiện sức mạnh thường xăm đại bàng, rồng, hổ...
Đôi lúc tính mỹ thuật của các hình xăm không thực sự cao nhưng tính răn đe của nó đối với đối thủ hoặc thuộc hạ lại trở nên khá hiệu quả.
Ở những khúc kín hơn các hình xăm nghệ thuật mới được thể hiện. Đôi lúc hình xăm đó không dành cho đối thủ mà cho bạn tình.
Đôi lúc dân giang hồ cũng ghép vào đó những ý tưởng hoặc những mong ước riêng.
Đó có thể là mong muốn được như 1 con ngựa hoang tung hoành khắp mọi trốn rừng núi
| |
|